Khi nhận được thông báo hồ sơ hoặc thông tin về tư vấn định cư, có nhiều thuật ngữ trong chương trình bảo lãnh định cư Mỹ được viết tắt hoặc được ghi chú để theo dõi được tình trạng hồ sơ của mình, đương đơn cần hiểu rõ một số thuật ngữ sau:
Các thuật ngữ trong hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ
Ngày ưu tiên (Priority date)
Ngày nộp hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ tại USCIS sẽ được tính là ngày ưu tiên của hồ sơ. NVC sẽ dựa trên ngày ưu tiên này để giải quyết các hồ sơ đang chờ theo thứ tự, với hồ sơ có ngày ưu tiên sớm hơn sẽ được xử lý trước. Ngày ưu tiên của hồ sơ bảo lãnh có thể tìm thấy trên mẫu I-797, thư thông báo mà USCIS gửi cho người bảo lãnh.
Khi hồ sơ được chuyển qua NVC, ngày ưu tiên cũng sẽ được ghi rõ. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta có thể sử dụng ngày received date trên thông báo (I-797) làm ngày ưu tiên.
Ngày chấp thuận (Approval date)
Ngày USCIS chấp thuận hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ sẽ được ghi nhận. Sau đó, hồ sơ sẽ được chuyển sang NVC, đồng thời USCIS sẽ gửi thư thông báo (I-797) đến người bảo lãnh để xác nhận việc hồ sơ đã được chấp thuận.
Ngày đáo hạn (Cut-off date)
Trước hết, cần lưu ý rằng ngày cut-off date luôn là một trong bốn ngày: ngày 1, 8, 15 hoặc 22 trong tháng. Việc phân nhóm này giúp NVC công bố lịch visa một cách hiệu quả hơn.
Dựa trên bốn ngày này, những hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ đã hoàn tất sẽ được các nhân viên của bộ phận Visa Office (V.O) tại NVC sắp xếp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: Những hồ sơ có ngày ưu tiên từ ngày 1 đến ngày 7.
- Nhóm 2: Những hồ sơ có ngày ưu tiên từ ngày 8 đến ngày 14.
- Nhóm 3: Những hồ sơ có ngày ưu tiên từ ngày 15 đến ngày 21.
- Nhóm 4: Những hồ sơ có ngày ưu tiên từ ngày 22 đến ngày cuối tháng.
Chỉ khi ngày cut-off date vượt qua ngày ưu tiên của hồ sơ, hồ sơ đó mới được xem là đã đáo hạn.
Ví dụ: Một hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ có ngày ưu tiên là 21/11/xx, nếu ngày cut-off date trên lịch Visa Bulletin là 21/11/xx thì hồ sơ đó chưa được đáo hạn và chưa thể nhận thư phỏng vấn.
Có thể xem cut-off date như một mốc thời gian để xác định hồ sơ nào đã đáo hạn.
Lưu ý: Những hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ có ngày ưu tiên trùng với ngày cut-off date cũng không được xem là đã đáo hạn.
Ngày mở (Open date) hồ sơ
Đây là ngày NVC bắt đầu xử lý hồ sơ của bạn. NVC sẽ gửi cho bạn Số hồ sơ và Số hóa đơn. Bạn cần thực hiện các bước mà NVC yêu cầu. Nếu trong vòng 1 tháng kể từ ngày hồ sơ của bạn được mở mà bạn không nhận được giấy tờ từ NVC, bạn nên chủ động liên lạc với NVC.
Ngày hoàn tất (Complete date)
Khi bạn hoàn tất các bước mà NVC yêu cầu, bao gồm: thanh toán phí xét bảo trợ tài chính, phí visa, nộp hồ sơ bảo trợ tài chính của người bảo lãnh, lý lịch tư pháp, hộ chiếu, hình thẻ và đơn DS-260 của người được bảo lãnh, NVC sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, NVC sẽ gửi thư thông báo rằng hồ sơ đã hoàn tất.
Ngày phỏng vấn (Interview date)
Ngày mà NVC sắp xếp lịch phỏng vấn cho bạn tại Lãnh sự quán được gọi là ngày phỏng vấn. Thông thường, bạn sẽ nhận được thư mời phỏng vấn trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi nhận được thông báo hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ đã hoàn tất (đối với diện trực tiếp).
Đối với những trường hợp ưu tiên F, lịch phỏng vấn sẽ được xếp khi hồ sơ đã hoàn tất tại NVC và đến ngày đáo hạn.
CSPA – Child Status Protection Act, đạo luật bảo vệ con trẻ
Child Status Protection Act (Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Con Trẻ) là một đạo luật cho phép con em trên 21 tuổi và còn độc thân vẫn có thể đi cùng cha mẹ đến định cư tại Hoa Kỳ.
Receipt number (Số biên nhận)
Số biên nhận hoặc số hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ tại Sở Nhập tịch và Di trú bắt đầu bằng 3 chữ EAC, LIN, SRC, hoặc WAC.
- EAC: Vermont Service Center.
- LIN: Nebraska Service Center.
- SRC: Texas Service Center.
- WAC: California Service Center.
Ví dụ, một hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ có số biên nhận LIN-99-001-50001 là hồ sơ được xử lý tại Nebraska Service Center.
- Số 99 đại diện cho năm tài khóa của hồ sơ. Một năm tài khóa bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 và kết thúc vào ngày 30 tháng 9 của năm sau.
- Số 001 đại diện cho ngày làm việc của máy tính trong năm tài khóa mà USCIS thu lệ phí. Thông thường, số 001 là ngày 1 tháng 10, ngày đầu tiên của năm tài khóa. Số 265 là ngày làm việc của máy tính trong tháng 9. Đây không phải là ngày Julian Date vì sẽ không có “ngày làm việc của máy tính” nếu Trung tâm Dịch vụ không thu tiền hồ sơ vào các ngày như thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
- Số 50001 đại diện cho số hồ sơ. Trong trường hợp này, đây là hồ sơ đầu tiên nhận được trong hệ thống CLAIMS 3 LAN vào ngày làm việc đó.
USCIS (Sở Di Trú và Nhập Quốc Tịch Mỹ)
Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS – United States Citizenship and Immigration Services) là cơ quan liên bang trực thuộc chính phủ Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm giám sát và quản lý việc nhập cư hợp pháp vào nước Mỹ.
NVC (Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia)
Trung tâm Chiếu khán Quốc gia (National Visa Center, gọi tắt là NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ.
NVC xử lý các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình sau khi các đơn này đã được Sở Di trú (USCIS) chấp thuận. NVC thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét tại NVC hoàn tất, họ sẽ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Khi Sở Di trú chấp thuận đơn bảo lãnh và đương đơn sống bên ngoài Hoa Kỳ, Sở Di trú sẽ thông báo cho NVC để bắt đầu quá trình duyệt xét sơ bộ nếu đơn bảo lãnh đến hạn.
NVC sẽ gửi Thư Chào Đón cho bạn, bao gồm số hồ sơ, số ID người thụ hưởng và số hóa đơn.
Bước tiếp theo là nộp đơn DS-261, “Lựa chọn Địa chỉ và Người Đại diện Trực tuyến”, để cho Bộ Ngoại giao biết cách liên lạc với bạn.
Nếu ngày ưu tiên của bạn chưa đến hạn, NVC sẽ thông báo và giữ đơn bảo lãnh của bạn cho đến khi ngày ưu tiên đến hạn. Sau đó, NVC sẽ liên hệ để bắt đầu quy trình duyệt xét.
Nếu đơn của bạn đã đến hạn, sau khi NVC xử lý đơn DS-261 của bạn, bạn sẽ cần phải thực hiện thêm một số việc sau:
- Thanh toán trực tuyến hai khoản phí bắt buộc, tổng cộng là $445.
- Nộp đơn DS-260 (đơn xin chiếu khán di dân).
- Gửi các tài liệu hỗ trợ đến NVC.
Bạn có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ của mình bằng cách truy cập vào trang web của NVC tại https://travel.state.gov. Hoặc, bạn có thể gọi cho NVC theo số 1-603-334-0700 hoặc gửi email cho họ theo địa chỉ [email protected].
Kết luận
Định cư Mỹ là mong ước của rất nhiều người và đòi hỏi quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tài chính lẫn sức khỏe. Ditruglobal mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm cũng như ý nghĩa của thuật ngữ các ngày trong hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu gì để mở hồ sơ bảo lãnh đi định cư Mỹ thì có thể bình luận dưới bài viết, đội ngũ tư vấn viên của Ditruglobal – đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các thủ tục định cư di trú và nhận thẻ xanh sớm nhất.