Tổng hợp các chương trình định cư di trú Mỹ trong năm 2025, bao gồm visa EB-5, H-1B, và các chương trình bảo lãnh gia đình, tị nạn, giúp bạn định cư thành công tại Mỹ.
Năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội mới cho những ai đang tìm kiếm con đường định cư tại Mỹ. Với những thay đổi trong chính sách di trú và các chương trình hỗ trợ, việc hiểu rõ các lựa chọn có sẵn là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ tổng hợp các chương trình định cư di trú Mỹ trong năm 2025, từ các loại visa cho đến các cách thức định cư khác.
Tìm hiểu về visa định cư di trú Mỹ
Visa định cư Mỹ là thị thực cho phép công dân nước ngoài nhập cư vào Mỹ để sinh sống và làm việc mà không bị bất kỳ hạn chế nào về thời gian cũng như mục đích lưu trú. Người nhập cư sẽ trở thành thường trú nhân Mỹ và được cấp thẻ xanh nếu có thể chứng minh rằng bạn đáp ứng được các tiêu chí của các loại thị thực định cư theo quy định của Chính phủ Mỹ.
Cư trú hợp pháp là việc công dân nước ngoài được phép nhập cảnh sinh sống tại Mỹ bằng việc kiểm tra và được cho phép bởi Chính phủ Mỹ thông qua thị thực định cư.
Những ưu điểm khi định cư di trú Mỹ
– Môi trường sống lành mạnh, chất lượng cuộc sống thoải mái, đầy đủ tiện nghi.
– Nền y tế hiện đại, tiên tiến hàng đầu.
– Cơ hội việc làm, phát triển kinh tế.
– Tiếp cận được hệ thống giáo dục cao cấp, bên cạnh đó còn có khả năng miễn giảm học phí.
– Được bảo lãnh thân nhân để đoàn tụ gia đình.
– Cảnh quan thiên nhiên phong phú đầy màu sắc.
– Hưởng phúc lợi, trợ cấp an sinh xã hội như người bản địa.
Các chương trình định cư di trú Mỹ
Có rất nhiều chương trình định cư di trú Mỹ dành cho các đối tượng khác nhau, nhưng chúng tôi sẽ chỉ nêu ra 4 chương trình chính sau đây:
- Visa L-1A
Dành cho các doanh nhân hoặc nhà quản lý muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Mỹ. Bạn cần có công ty hoặc chi nhánh tại Mỹ và Việt Nam, và đã làm việc tại công ty Việt Nam ít nhất 1 năm trong 3 năm gần nhất. Bạn cũng cần đáp ứng các tiêu chí về doanh số, số lượng nhân viên và vị trí quản lý. Visa L-1A được cấp tối đa 7 năm, và bạn có thể xin thẻ xanh sau 18 tháng sống tại Mỹ nếu doanh nghiệp của bạn đạt yêu cầu.
- Visa EB-1C
Dành cho các giám đốc hoặc quản lý đã làm việc tại một công ty nước ngoài có chi nhánh hoặc công ty con tại Mỹ. Bạn cần có công ty hoặc chi nhánh tại Mỹ và Việt Nam, và đã làm việc tại công ty nước ngoài ít nhất 1 năm trong 3 năm gần nhất. Bạn cũng cần đáp ứng các tiêu chí về doanh số, số lượng nhân viên và vị trí quản lý. Visa EB-1C cho phép bạn xin thẻ xanh trực tiếp mà không cần qua xác nhận lao động. Thời gian chờ thẻ xanh phụ thuộc vào ngày ưu tiên và quốc tịch của bạn.
- Visa EB-3
Dành cho các lao động có kỹ năng, chuyên môn hoặc không có kỹ năng có được lời mời làm việc từ một nhà tuyển dụng Mỹ. Bạn cần có bằng cấp, kinh nghiệm hoặc kỹ năng phù hợp với công việc được mời, và có sự bảo lãnh của nhà tuyển dụng Mỹ. Bạn cũng cần qua xác nhận lao động và chờ ngày ưu tiên của bạn trở nên hiện hành trước khi xin thẻ xanh. Thời gian chờ thẻ xanh phụ thuộc vào ngày ưu tiên và quốc tịch của bạn, và thường mất từ 2 đến 10 năm hoặc hơn.
- Visa EB-5
Dành cho các nhà đầu tư muốn góp vốn vào một dự án kinh doanh tạo ra ít nhất 10 việc làm cho người Mỹ. Bạn cần góp vốn ít nhất 800.000 USD vào một khu vực thiếu thốn hoặc 1.050.000 USD vào một khu vực khác. Bạn cũng cần chứng minh nguồn gốn hợp pháp của số tiền góp vốn, và chứng minh dự án kinh doanh có khả năng tạo ra ít nhất 10 việc làm toàn thời gian cho người Mỹ trong vòng 2 năm. Visa EB-5 cho phép bạn xin thẻ xanh sau khi góp vốn thành công. Thời gian chờ thẻ xanh phụ thuộc vào ngày ưu tiên và quốc tịch của bạn, và thường mất từ 2 đến 5 năm hoặc hơn.
So sánh các chương trình định cư di trú Mỹ
Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và so sánh được các ưu và nhược điểm của từng chương trình định cư Mỹ, chúng tôi đã biểu diễn các thông tin về các chương trình này dưới dạng bảng so sánh sau:
- Định cư Mỹ diện L1-A và diện EB-1C
ĐỊNH CƯ MỸ DIỆN L-1A
ĐỊNH CƯ MỸ DIỆN EB-1C
- Đối tượng
Doanh nhân hoặc nhà quản lý muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Mỹ
Đối tượng
Giám đốc hoặc quản lý đã làm việc tại một công ty nước ngoài có chi nhánh hoặc công ty con tại Mỹ
- Điều kiện
Có công ty hoặc chi nhánh tại Mỹ và Việt Nam
Làm việc tại công ty Việt Nam ít nhất 1 trong 3 năm gần nhất
Đáp ứng các tiêu chí về doanh số, số lượng nhân viên và vị trí quản lý
- Điều kiện
Có công ty hoặc chi nhánh tại Mỹ và Việt Nam
Làm việc tại công ty nước ngoài ít nhất 1 trong 3 năm gần nhất
Đáp ứng các tiêu chí về doanh số, số lượng nhân viên và vị trí quản lý
- Thời gian
Visa được cấp tối đa 7 năm
Có thể xin thẻ xanh sau 18 tháng sống tại Mỹ
- Thời gian
Có thể xin thẻ xanh trực tiếp mà không cần qua xác nhận lao động
Thời gian chờ thẻ xanh phụ thuộc vào ngày ưu tiên và quốc tịch
- Chi phí
Từ 50.000 USD trở lên (chưa bao gồm chi phí gia hạn)
- Chi phí
Từ 100.000 USD trở lên (chưa bao gồm chi phí gia hạn)
- Lợi ích
Cả gia đình được cấp visa cùng lúc
Được phép đi làm hợp pháp tại Mỹ
Được cấp số an sinh xã hội; Được hưởng các quyền lợi xã hội và giáo dục của Mỹ
- Lợi ích
Cả gia đình được cấp thẻ xanh cùng lúc
Được phép đi làm hợp pháp tại Mỹ
Được cấp số an sinh xã hội; Được hưởng các quyền lợi xã hội và giáo dục của Mỹ
Định cư Mỹ diện EB-3 và diện EB-5
ĐỊNH CƯ MỸ DIỆN EB-3
ĐỊNH CƯ MỸ DIỆN EB-5
Đối tượng
Lao động có kỹ năng, chuyên môn hoặc không có kỹ năng có được lời mời làm việc từ một nhà tuyển dụng Mỹ
Đối tượng
Nhà đầu tư muốn góp vốn vào một dự án kinh doanh tạo ra ít nhất 10 việc làm cho người Mỹ
Điều kiện
Có bằng cấp, kinh nghiệm hoặc kỹ năng phù hợp với công việc được mời
Có sự bảo lãnh của nhà tuyển dụng Mỹ
Qua xác nhận lao động và chờ ngày ưu tiên trở nên hiện hành
Điều kiện
Góp vốn ít nhất 800.000 USD vào một khu vực thiếu thốn hoặc 1.050.000 USD vào một khu vực khác
Chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số tiền góp vốn
Chứng minh dự án kinh doanh có khả năng tạo ra ít nhất 10 việc làm toàn thời gian cho người Mỹ trong vòng 2 năm
Thời gian
Thời gian chờ thẻ xanh phụ thuộc vào ngày ưu tiên và quốc tịch của người xin
Thường mất từ 2 đến 10 năm hoặc hơn
Thời gian
Có thể xin thẻ xanh sau khi góp vốn thành công, thời gian chờ thẻ xanh phụ thuộc vào ngày ưu tiên và quốc tịch của bạn
Thường mất từ 2 đến 5 năm hoặc hơn
Chi phí
Từ 35.000-75.000 (tùy vào vị trí công việc)
Chi phí
Từ 800.000 USD trở lên (chưa bao gồm chi phí gia hạn)
Lợi ích
Cả gia đình được cấp thẻ xanh cùng lúc
Được phép đi làm hợp pháp tại Mỹ
Được cấp số an sinh xã hội; Được hưởng các quyền lợi xã hội và giáo dục của Mỹ
Lợi ích
Cả gia đình được cấp thẻ xanh cùng lúc
Được phép đi làm hợp pháp tại Mỹ
Được cấp số an sinh xã hội; Được hưởng các quyền lợi xã hội và giáo dục của Mỹ
Cách xin visa định cư di trú Mỹ mới nhất
Các bước xin visa định cư di trú Mỹ phức tạp và yêu cầu nhiều giấy tờ khác nhau. Vì vậy, để nâng cao tỉ lệ đậu thị thực định cư Hoa Kỳ, đương đơn cần dồn hết “công lực” để chuẩn bị mọi thứ cho quá trình xin visa định cư Mỹ diễn ra suôn sẻ.
Hồ sơ xin visa định cư Mỹ
Một bộ hồ sơ xin visa định cư Mỹ đầy đủ bao gồm những loại giấy tờ:
– Thư mời phỏng vấn xin visa định cư Mỹ;
– Mẫu đơn DS-260 hoặc mẫu đơn DS-160 điền đầy đủ thông tin;
– Hình ảnh visa định cư Mỹ có kích thước 5x5cm, sau ảnh có ghi tên, ngày tháng năm sinh của người xin visa định cư Hoa Kỳ;
– Thẻ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
– Hộ chiếu gốc còn thời hạn;
– Giấy khai sinh hoặc giấy cho nhận con nuôi hợp pháp;
– Giấy xác nhận tình trạng kết hôn: giấy đăng ký kết hôn, ly hôn, giấy chứng tủ của vợ/ chồng (nếu có);
– Phiếu khai lý lịch tư pháp số 2 được cấp trong vòng 12 tháng;
– Lý lịch tư pháp nước ngoài được cấp bởi các nước mà đương đơn đã cư trú ít nhất 01 năm từ khi đủ 16 tuổi;
– Hồ sơ quân đội; Kết quả khám sức khỏe với bao bì còn niêm phong;
– Hồ sơ bảo trợ tài chính: Mẫu I-864 và bản khai thuế do Sở thuế liên bang cấp và các mẫu W-2 liên quan;
Bằng chứng về mối quan hệ:
– Diện hôn phu/ hôn thê: Cung cấp các thư từ, hình ảnh, hóa đơn điện thoại, email,… chứng minh mối quan hệ của vợ/ chồng theo 2 giai đoạn trước và sau khi đính hôn.
– Diện bảo lãnh vợ/chồng: Cung cấp các hình ảnh, hóa đơn điện thoại, thư từ, email,… chứng minh mối quan hệ của vợ/ chồng trước và sau khi kết hôn.
– Diện bảo lãnh làm việc: Giấy xác nhận chức vụ của đương đơn còn hiệu lực và được cung cấp bởi chủ doanh nghiệp tại Mỹ của đương đơn.
– Diện bảo lãnh khác: Chuẩn bị sổ hộ khẩu cũ, học bạ cũ, hình ảnh, giấy chứng sinh,…
* Tất cả các giấy tờ hồ sơ xin visa định cư Mỹ nếu không phải là tiếng Anh cần dịch thuật sang tiếng Anh và công chức đầy đủ. Mỗi giấy tờ cần có cả bản gốc và bản sao, được sắp xếp theo đúng thứ tự.
Các bước xin visa định cư di trú Mỹ chi tiết
Trước khi bạn muốn định cư di trú Mỹ hãy xem ngay các bước để định cư di trú Mỹ không được bỏ qua hãy xem ngay nhé!
Bước 1: Nộp đơn xin visa lên USCIS
Bạn tiến hành thủ tục nộp hồ sơ xin visa lên Sở di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) tại nơi mà người bảo lãnh cư trú.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ của trung tâm chiếu khán quốc gia NVC
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận.
Sau khi Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ chấp thuận hồ sơ bảo lãnh, người bảo lãnh sẽ nhận được thông báo qua email. Thông tin bạn nhận bao gồm: Thông báo chấp thuận được bảo lãnh và mẫu đơn I-797.
Tiếp đến, Sở di trú sẽ chuyển hồ sơ đã được chấp thuận đến trung tâm Chiếu kháng quốc gia NVC – thuộc bộ ngoại giao Mỹ để tiếp tục xử lý. Đồng thời, trung tâm Chiếu kháng quốc gia cũng sẽ gửi trực tiếp hồ sơ nhằm hướng dẫn đương đơn và người bảo lãnh hoặc người đại diện hợp pháp của đương đơn chuẩn bị hồ sơ xin thị thực định cư Mỹ. Tại bước này, NCV sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ và giấy cam kết bảo trợ tài chính theo mẫu I-864 và thực hiện thu các khoản phí theo quy định của luật pháp định cư Mỹ.
Bước 3: Hồ sơ được chuyển về Đại sứ quán
Sau khi hoàn thành cách xin visa định cư Mỹ ở bước 2, lúc này hồ sơ làm thị thực đi Mỹ định cư sẽ được gửi đến bộ phận Lãnh sự của Đại sứ quán để tiếp tục được xét duyệt.
Bước 4: Lên lịch phỏng vấn xin visa định cư Mỹ
Ở bước này, khi hồ sơ và mọi thủ tục được hoàn tất, NVC sẽ lên lịch phỏng vấn cho đương đơn. Thông thường, quá trình này sẽ diễn ra từ 2 đến 3 tháng kể từ khi NVC nhận được hồ sơ.
Bước 5: Phỏng vấn visa định cư Mỹ tại Lãnh sứ quán Hoa Kỳ
Đến thời gian phỏng vấn visa định cư Mỹ như lịch hẹn, đương đơn cần có mặt tại Lãnh sự quán Mỹ để phỏng vấn theo đúng quy định. Trong suốt buổi phỏng vấn, người bảo lãnh sẽ không được tham gia cùng. Xuyên suốt cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra bằng tiếng Anh, đương đơn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên biên dịch nếu không hiểu câu hỏi. Kết quả thị thực sẽ được công bố ngay sau khi cuộc phỏng vấn visa kết thúc. Nếu đậu thị thực thì mẫu visa định cư Mỹ sẽ được cập sau đó khoảng 10 ngày.
Thời gian xét duyệt visa định cư di trú Mỹ
Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, nếu visa định cư tại Mỹ được chấp thuận, bạn sẽ nhận được hộ chiếu kèm visa sau khoảng 10 ngày. Ngoài ra, vào cuối cuộc phỏng vấn, đương đơn cũng sẽ được thông báo về cách thanh toán phí nhập cư USCIS để thẻ cư trú của bạn được xử lý. Đương đơn cần trả khoản phí này trước khi đến Mỹ bằng thị thực nhập cư.
Ngược lại, nếu không đủ điều kiện xin visa, bạn sẽ nhận được lá thư kèm lý do từ chối cấp visa. Trường hợp thị thực định cư bị từ chối do không đáp ứng đủ những điều kiện cơ bản, bạn sẽ nhận được hướng dẫn về cách bổ sung.
Các lưu ý khi lựa chọn chương trình định cư Mỹ năm 2025
- 1. Chuẩn bị hồ sơ kỹ càng
Để hồ sơ định cư được xét duyệt nhanh và hiệu quả, bạn cần chuẩn bị đầy đủ:
– Giấy tờ cá nhân, hộ chiếu, giấy khai sinh, chứng minh quan hệ gia đình
– Chứng minh tài chính, khả năng chi trả hoặc đầu tư nếu cần
– Thư mời làm việc, hợp đồng lao động theo diện lao động
– Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn cho những diện lao động có yêu cầu
- 2. Hiểu rõ quy trình và thời gian xét duyệt
Mỗi diện định cư có thời gian xét duyệt khác nhau, dao động từ vài tháng đến vài năm tùy diện và quốc gia xuất xứ. Tìm hiểu kỹ quy trình sẽ giúp bạn lên kế hoạch chính xác cho hành trình định cư.
- 3. Tìm kiếm tư vấn chuyên nghiệp
Pháp luật di trú Mỹ thường phức tạp, thay đổi theo chính sách. Các chuyên gia di trú hoặc luật sư sẽ giúp bạn xử lý hồ sơ, tránh sai sót và tăng khả năng thành công.
- 4. Chuẩn bị tâm lý và tài chính cho chuyến đi
Định cư Mỹ là một bước ngoặt lớn trong đời. Bạn cần chuẩn bị tinh thần đón nhận cuộc sống mới cũng như dự phòng chi phí ban đầu đầy đủ cho các chi phí sinh hoạt, học tập, bảo hiểm, nhà ở,…
Kết luận
Năm 2025, các chương trình định cư di trú Mỹ sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm từ nhiều người trên toàn thế giới. Với sự hỗ trợ từ tổ chức như Ditruglobal, các ứng viên có thể tìm thấy thông tin đầy đủ và hướng dẫn chi tiết về quy trình xin visa, hồ sơ cần thiết cũng như các yêu cầu cụ thể. Sự đa dạng trong các loại visa, từ visa gia đình, lao động đến đầu tư, mang đến nhiều cơ hội cho những ai mong muốn xây dựng cuộc sống mới tại Mỹ. Hãy theo dõi các cập nhật từ Ditruglobal để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào trong hành trình định cư của bạn!