Làm thế nào để thu hút sinh viên nước ngoài đến TP.HCM

Hiện nay, các trường tại TP.HCM đang mở ra nhiều kế hoạch nhằm lượng thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập ở TP.HCM. Các chuyên gia đề xuất cấp học bổng, tăng chương trình đào tạo bằng tiếng Anh và chất lượng dịch vụ.

Tham khảo:

Làm thế nào để thu hút sinh viên nước ngoài đến TP.HCM

Tại hội thảo bàn về thu hút sinh viên nước ngoài và giảng viên quốc tế đến TP HCM, do trường Đại học Bách khoa tổ chức hôm 5/12, nhiều chuyên gia nhìn nhận số du học sinh đến Việt Nam rất thấp, cách xa kỳ vọng.

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy khoảng 22.000 sinh viên nước ngoài đang học tập tại hơn 120 trường đại học. PGS.TS Lại Quốc Đạt, Trưởng phòng Quan hệ đối ngoại, trường Đại học Bách khoa, cho hay số này chỉ chiếm 0,5% tổng số sinh viên cả nước. Trong khi đó, theo quy hoạch mạng lưới các trường đại học đến năm 2020, mục tiêu là tỷ lệ 5%.

Chuyên gia nhìn nhận giảng viên, sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học tập, làm việc sẽ giúp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng nghiên cứu, học thuật ở trong nước. Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore có 18% sinh viên từ nước ngoài. Malaysia cũng có khoảng 170.000 sinh viên quốc tế.

Để thu hút nhóm này đến TP HCM học tập, ông Đạt đề xuất cấp học bổng, hỗ trợ tài chính cho họ. “Mỗi năm thành phố dành vài suất học bổng cho sinh viên nước ngoài, có thể lấy từ ngân sách hoặc nguồn từ các doanh nghiệp”, ông Đạt gợi ý.

Ông Đạt nêu các giải pháp thu hút sinh viên nước ngoài đến TP HCM, sáng 5/12
Ông Đạt nêu các giải pháp thu hút sinh viên nước ngoài đến TP HCM, sáng 5/12

Giải pháp này cũng được bà Hoàng Vân Anh, Giám đốc chương trình giáo dục Hội đồng Anh và ông Fleix Wagenfeld, Trưởng đại diện Văn phòng cơ quan trao đổi hàn lâm Đức tại Hà Nội, ủng hộ.

Theo ông Fleix, học bổng và hỗ trợ tài chính đánh trúng vào nhu cầu của sinh viên nước ngoài khi so sánh, lựa chọn điểm đến du học. Thêm vào đó, các trường đại học phải có chương trình đào tạo chất lượng, được kiểm định quốc tế và các dịch vụ, môi trường hỗ trợ đi kèm.

Thông tin về chương trình học, đời sống, cách thức liên hệ cần được quảng bá bằng tiếng Anh để tiếp cận với người nước ngoài. Đây là điểm hạn chế của các trường ở Việt Nam, khi trang thông tin phần lớn chỉ bằng tiếng Việt.

Ngoài ra, PGS.TS Đạt cho rằng TP HCM phải trở thành đầu mối điều phối hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn chiếm 23% cả nước, cần huy động nhóm này tạo điều kiện thực tập, việc làm cho sinh viên quốc tế hoặc hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất trường đại học.

Ông Đạt cũng đề xuất nâng cao chất lượng dịch vụ cho sinh viên nước ngoài và thành lập trung tâm quảng bá giáo dục đại học, hỗ trợ sinh viên quốc tế.

Nói thêm, bà Hoàng Vân Anh cho rằng các cơ quan quản lý cần tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, tạo điều kiện cho các trường đại học quốc tế đặt trụ sở hoặc mở phân hiệu tại Việt Nam. Các trường đại học trong nước cũng cần tăng số lượng chương trình đào tạo bằng tiếng Anh và ngôn ngữ khác.

Các bạn sinh viên nước ngoài tại trường ĐH Bách khoa
Các bạn sinh viên nước ngoài tại trường ĐH Bách khoa

Một khảo sát của Hội đồng Anh với 150 sinh viên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam cho thấy chưa tới một nửa trong số này theo học các chương trình cấp bằng dài hạn. Hầu hết sang Việt Nam theo chương trình giao lưu, trao đổi ngắn hạn.

Mặt khác, sinh viên theo học các chương trình dài hạn chỉ tập trung ở 5 đại học trên tổng số 123 trường được khảo sát.

“Điều này cho thấy chỉ một số trường đại học của Việt Nam có khả năng thu hút sinh viên quốc tế. Các trường muốn thu hút sinh viên nước ngoài thì cần xem lại chính sách, chiến lược quốc tế hóa của mình”, bà nói.

Các bạn sinh viên Philippines đang học tập tại Đại học Bách khoa TP HCM
Các bạn sinh viên Philippines đang học tập tại Đại học Bách khoa TP HCM

Tại một hội nghị do Hội đồng Anh chủ trì hôm 26/9, ông Nguyễn Xuân Vang, nguyên Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhận định sinh viên nước ngoài đến học mang lại lợi ích khi thúc đẩy phát triển kinh tế, trao đổi văn hóa, tăng ảnh hưởng chính trị và nâng cao hiểu biết về Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Giáo sư Trần Thị Lý, giảng viên Đại học Deakin, Australia, cho rằng việc này còn tăng cường quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam và tăng xếp hạng đại học. Sinh viên trong nước nhờ đó phát triển trình độ tiếng Anh và năng lực học tập, làm việc trong môi trường đa văn hóa. Đây còn là cơ hội để giáo viên đổi mới và quốc tế hóa chương trình giảng dạy.

“Sinh viên quốc tế sẽ trở thành cầu nối văn hóa, giúp giới thiệu Việt Nam đến các nước. Ngoài ra, nguồn thu từ họ còn hỗ trợ các trường đại học”, bà nói.

Tham khảo thêm các thông tin về di trú và du học tại: https://ditruglobal.com/